Sau khi đăng ký tên miền, xem như ta đã có 1 địa chỉ định danh trên Internet. Tuy nhiên, đó chỉ mới là cái địa chỉ mà thôi, thế còn “ngôi nhà” thực sự là gì? Nằm ở đâu?
WEB HOSTING – MÁY CHỦ LÀ GÌ?
Web Hosting có nghĩa là dịch vụ lưu trữ và duy trì website. Để hoạt động, website cần được lưu trữ trên một máy chủ (Server) kết nối mạng Internet và hoạt động liên tục 24/24 mỗi ngày. Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị một máy chủ riêng cho mình hoặc thuê một dung lượng đủ lớn trên Server của nhà cung cấp dịch vụ để lưu nội dung website nhằm làm cho bất kì ai cũng có thể truy cập vào những nội dung của bạn bất kỳ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu. Nhà cung cấp dịch vụ cũng đảm nhiệm việc xử lý các sự cố kỹ thuật để đảm bảo website hoạt động ổn định, sao lưu dữ liệu định kỳ cho website.
VÌ SAO BẠN PHẢI CÓ HOSTING?
Nếu bạn muốn xây dựng một website nhằm quảng bá thương hiệu hay để bán hàng, kinh doanh,… thì buộc bạn phải thuê web Hosting hoặc có máy chủ riêng. Bạn có biết, khi kết nối vào Internet, các máy tính đều có một địa chỉ IP cố định, nếu không có hosting, bạn không thể truy cập web, thay đổi dữ liệu web, sử dụng dịch vụ mail, ftp,… Điều này khác với việc bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet) địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, có nghĩa là IP bạn thường sử dụng là IP động.
Khi sử dụng dịch vụ Web Hosting, bạn cần lưu ý một số chi tiết sau:
Máy chủ website đặt ở đâu là hợp lý?
Trước khi chọn nhà cung cấp dịch vụ, bạn phải xác định xem đối tượng truy cập website của bạn đa số là ở đâu? Nếu đa số người xem là trong nước thì máy chủ nên đặt trong nước, vì hiển nhiên tốc độ đường truyền trong nước sẽ nhanh hơn ngoài nước, chưa kể đường truyền quốc tế đôi khi gặp sự cố như: Đứt cáp quang,… ( Nếu xét về tổng thể yêu cầu thì chưa hẳn máy chủ tại VN đã tốt hơn nước ngoài)
Dung lượng của Web Hosting như thế nào?
Dung lượng của Web Hosting là gì? Dung lượng của Web Hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu (mã nguồn, file, video, hình ảnh, tin tức,…) của mình trên ổ cứng của máy chủ. Dung lượng của Web Hosting cũng khá giống với dung lượng của ổ cứng trên máy tính mà bạn vẫn hay sử dụng. Nhưng khác ở chỗ: Dung lượng trên máy tính bạn có thể truy xuất trực tiếp, các fide dữ liệu trong ổ cứng thường có dung lượng từ vài KB đến vài GB, trong khi đó, khi truy xuất các thông tin trên hosting của một nhà cung cấp dịch vụ bạn bắt buộc phải xử dụng bộ quản trị hosting của nhà cung cấp đó. Thông thường, các file dữ liệu trên các website chỉ có dung lượng từ vài KB đến vài MB.
Hãy cân nhắc kỹ nếu bạn làm website lâu dài, upload hình ảnh, file nhiều,…
Gói hosting có giới hạn Băng thông (Bandwidth) không ?
Băng thông (Bandwidth) là gì? Băng thông của Web Hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Nếu website là ngôi nhà, hosting là mảnh đất chứa ngôi nhà và tên miền là địa chỉ của ngôi nhà thì băng thông là con đường mà ngôi nhà đó tồn tại. Nếu con đường (Băng thông) rộng thì nhiều người có thể cùng 1 lúc đến được ngôi nhà (Website) mà không sợ bị tắc đường (nghẽn mạch), quá tải hoặc tốc độ chậm. Tương tự đối với gửi email, nếu có băng thông rộng, dung lượng host lớn thì bạn có thể gửi email lớn cũng được truyền tải với tốc độ nhanh. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ có khả cung cấp các máy chủ ổn định và có băng thông lớn.
Giả sử, khi xem 1 trang web thì băng thông tiêu tốn là 1.000KB (bao gồm tất cả hình ảnh trên trang web), 1 lượt xem trung bình 5 trang web thì tiêu tốn 5.000 KB. Nếu băng thông 10GB/tháng thì số lượt truy cập tối đa mà website có thể phục vụ mỗi tháng khoảng 2.000 lượt truy cập.
Nên chọn dịch vụ không giới hạn băng thông hoặc băng thông lớn (trên 100GB/tháng) để tránh nảy sinh tình trạng website bị khóa lại vì sử dụng vượt hạn mức băng thông.
Máy chủ có hỗ trợ các tính năng đặc biệt của Website ?
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, công nghệ nền & loại chương trình quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau có thể được dùng để thiết kế website. Dịch vụ web hosting mà sử dụng phải hỗ trợ đúng những cái mà website cần.
Đa số máy chủ thường được cài đặt để hỗ trợ tất cả. Nhưng những máy chủ này thường chạy chậm vì bản thân nó phải lo quản lý rất nhiều thứ mà đôi khi chẳng ai dùng đến.
Máy chủ có hỗ trợ upload từ FTP?
FTP là chữ viết tắt của File Transfer Protocol (Giao thức chuyển nhượng tập tin), đây là một giao thức giúp bạn dễ dàng trao đổi các dữ liệu giữa máy tính của bạn với host và ngược lại. Tại FTP, bạn sẽ có quyền quản lý toàn bộ các dữ liệu dạng tập tin và thư mục có trên host ngoại trừ database. Tất cả các gói host bạn mua có hỗ trợ control panel cPanel, DirectAdmin,…đều hỗ trợ sẵn FTP qua cổng kết nối 21.
Dịch vụ Email có tiện dụng ?
Khi sử dụng dịch vụ web hosting, bạn sẽ được sử dụng địa mail theo tên miền của mình. Nhưng không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng dám bảo đảm chất luợng dịch vụ email. Bạn phải xem xét xem tại Hosting đó cho phép tạo được bao nhiêu tài khoản email? dễ truy cập hay ko? Luôn hoạt động 24/24 hay không? Có hỗ trợ POP3 E-mail, E-mail Forwarding, DNS,… không?
Vấn đề Bảo mật
Nếu là một website bán hàng trực tuyến hay những dịch vụ thanh toán, chuyển khoản trực truyến,.. thì vấn đề bảo mật đặt lên hàng đầu. Câu hỏi đặt ra: Dịch vụ Hosting có tin cậy hay không? Có chống ddos, botnet hay virus gì không? Đặt biệt là dễ local hay không?
Sao lưu dữ liệu mỗi ngày
Khi website hoạt động, đôi khi sẽ gặp sự cố xảy ra ngoài ý muốn, sự cố nặng nề nhất là mất toàn bộ dữ liệu website.
Câu hỏi đặt ra: Nhà cung cấp web hosting có chế độ sao lưu mỗi ngày hay không? Nếu có, họ có thể cung cấp cho bản sao lưu một ngày nào đó mà mình yêu cầu được hay không? Nếu OK. Thiệt hại sẽ hầu như không đáng kể. Ngược lại, thì ….
Hoàn tiền
Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ mà có dịch vụ hoàn tiền cho bạn nếu bạn không hài lòng,…
Chất lượng Hosting ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động của website, do đó, mình khuyên bạn nên chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting chuyên nghiệp và đáng tin cậy để thực hiện.